Giới thiệu chung
Với sự hội
nhập sâu rộng của nền kinh tế thì điều tất yếu là việc mở cửa thị trường trong
nước. Quá trình mở cửa thị trường đem đến những cơ hội lớn từ các nguồn đầu tư
nước ngoài từ cách vận hành, sự chuyên nghiệp hay nguồn vốn cực lớn nhưng cũng
đặt ra những vấn đề nan giản đó là việc cạnh tranh khốc liệt. Thị trường kinh doanhbán lẻ Việt Nam cũng đứng trước những thuận lợi và khó khăn đó. Cho đến nay thịtrường bán lẻ Việt Nam tuy phát triển nhanh chóng nhưng vẫn bộc lộ những yếu
kém và chưa khai thác đúng mức, sự thiếu quy hoạch đồng bộ và sự chuyên nghiệp.
Sau đây là những trở ngại của thị trường bán lẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế.
Thị trường bán lẻ |
- Chiếm
lĩnh thị trường nội địa
Hệ thống
phân phối bán lẻ trong nước chưa chiếm lĩnh được thị trường vì ở trình độ và xuất
phát điểm thấp. Hệ thống siêu thị trung tâm thương mại nhỏ lẻ chưa đồng bộ. Với
vốn đầu tư 120 triệu USD thì tập đoàn Metro & Carry hoạt động với 7 siêu thị bán buôn bán lẻ chiếm
lĩnh thị trường bán lẻ nước ta với giá trị bán lẻ lớn. Chưa kể những tập đoàn
nước ngoài như Big C, Parkson…
- Khó khăn
về nhân lực
Nhân lực
trong ngành chủ yếu là tự phát thiếu quá nhiều về kiến thức chuyên môn. Chỉ từ
4%-5% được đào tạo bài bản do đó chưa đáp ứng được tính chuyên nghiệp trong sự
thay đổi thị trường bán lẻ hiện đại, chậm thay đổi tư duy trong môi trường mới
và khả năng trao đổi ngoại ngữ còn kém.
- Thiếu hụt
mặt bằng kinh doanh
Mặt bằng
hiện tại hầu hết không đạt chuẩn và chưa nghiên cứu hợp lý. Các nhà đầu tư từ
thế giới đã tìm cách cải tạo lại các cửa hàng quan trọng trong quá trình tìm kiếm
và chờ đợi mặt bằng kinh doanh chất lượng phù hợp. Nhu cầu thuê mặt bằng kinh
doanh tại các thành phố lớn tăng mạnh tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đúng mức. Nhiều
trung tâm thương mại xây dựng bỏ ngỏ vì thiếu mặt bằng kinh doanh.
- Sự cạnh
tranh từ hệ thống phân phối hùng mạnh thế giới
Quá
trình cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp Việt Nam đang dấn đi lên nhưng
không thể phủ nhận so với thế giới vẫn còn nhiều thua thiệt. Hệ thống phân phốibán lẻ Việt Nam khó đầu tư thu lợi nhuận và mở cửa thị phần, tính hiện đại thích
ứng và sự chuyên nghiệp còn thiếu. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam
chưa có hướng đi và tổ chức rõ ràng, chưa quan tâm đến đội ngũ bán hàng và nghiệp
vụ chuyên môn.
Thiết lập
mối quan hệ giữa các hệ thống
Doanhnghiệp bán lẻ ở dạng vừa và nhỏ do đó chậm phát triển mạng lưới. Tiêu thụ hàng
hoá chủ yếu hệ thống chợ, các cửa hàng bán lẻ. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp
bán lẻ chưa chặt chẽ như chuỗi siêu thị trung tâm thương mại với chuỗi truyền
thống.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét