KINH DOANH

Kinh doanh tăng thu nhập có lợi nhất cho cá nhân và doanh nghiệp

KÊNH BÁN LẺ

Thị trường bán lẻ Việt Nam luôn được đánh giá cao trên thế giới với sức hấp dẫn và những chính sách khuyến khích ưu đãi phát triển

KÊNH PHÂN PHỐI

Kênh phân phốilà hệ thống trung gian là cầu nối đưa sản phẩm dịch vụ từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng.

Thứ Ba, 12 tháng 4, 2016

ewfsadfdsff

VnExpress Thể thao

Bảng điểm

Giải Ngoại hạng Anh

Vị trí
CLB
Trận
+/-
Điểm
1
  Leicester City
33
26
72
2
  Tottenham Hotspur
33
35
65
3
  Arsenal
32
22
59
4
  Manchester City
32
25
57
5
  Manchester United
32
9
53
6
  West Ham United
32
12
52
7
  Southampton
33
10
50
8
  Liverpool
31
8
48
9
  Stoke City
33
-6
47
10
  Chelsea FC
32
7
44
11
  Bournemouth
33
-15
41
12
  Swansea City
33
-8
40
13
  West Bromwich
32
-8
40
14
  Everton
31
9
39
15
  Watford
32
-6
38
16
  Crystal Palace
32
-7
37
17
  Norwich City
33
-22
31
18
  Sunderland
32
-21
27
19
  Newcastle United
32
-29
25
20
  Aston Villa
33
-41
16
 

Bảng xếp hạng

England – Premier League

# Tên đội P W D L F A GD Điểm
1 Leicester City 33 21 9 3 57 31 +26 72
2 Tottenham 33 18 11 4 60 25 +35 65
3 Arsenal 32 17 8 7 55 33 +22 59
4 Manchester City 32 17 6 9 58 33 +25 57
5 Manchester United 32 15 8 9 39 30 +9 53
6 West Ham 32 13 13 6 52 40 +12 52
7 Southampton 33 14 8 11 44 34 +10 50
8 Liverpool 31 13 9 9 50 42 +8 48
9 Stoke City 33 13 8 12 37 43 –6 47
10 Chelsea 32 11 11 10 49 42 +7 44
11 AFC Bournemouth 33 11 8 14 40 55 –15 41
12 Swansea City 33 10 10 13 34 42 –8 40
13 West Brom 32 10 10 12 31 39 –8 40
14 Everton 31 9 12 10 52 43 +9 39
15 Watford 32 10 8 14 31 37 –6 38
16 Crystal Palace 32 10 7 15 35 42 –7 37
17 Norwich City 33 8 7 18 35 57 –22 31
18 Sunderland 32 6 9 17 36 57 –21 27
19 Newcastle 32 6 7 19 32 61 –29 25
20 Aston Villa 33 3 7 23 23 64 –41 16

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2016

Giải pháp cho thị trường bán lẻ Việt Nam

Phát triển thị trường bán lẻ có yếu tố quan trọng quyết định mức tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh sản xuất thúc đẩy kinh tế thị trường đi lên. Đảm bảo sự ổn định và phát triển lâu dài của thị trường bán lẻ theo quá trình hội nhập với thế giới. Với những lợi thế và tiềm năng sẵn có, thị trường bán lẻ Việt Nam cần lấy lại chính mình, chiếm lĩnh lại thị phần đang vào tay các tập đoàn doanh nghiệp nước ngoài. Để đảm bảo được mục tiêu, chúng ta cần thực hiện các công việc sau:
  • Tận dụng lợi thế về thị phần , thương hiệu, mạng lưới nội địa sẵn có. Phát huy tốt sự am hiểu thị trường nội địa, tâm lý cách thức nhu cầu con người VIệt để xây dựng hình thành hướng đi tốt cho các giai đoạn sau này.
  • Tăng cường liên kết các khối bán lẻ tạo thành hiệp hội bán lẻ, chuỗi siêu thị bán lẻ. Tạo mối liên kết chặt chẽ cùng nhau lấy lại thị phần nội địa
  • Hoàn thiện tổ chức đào tạo chuyên sâu phát triển nguồn nhân lực. Mỗi nhân viên là một viên gạch xây dựng nên hệ thống vì thế cần nhận thức rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình để lấy lại niềm tin từ khách hàng.
  • Quán triệt mục tiêu lấy khách hàng làm trung tâm, là yếu tố hàng đầu là kim chỉ nan hoạt động.
  • Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật tạo môi trường và điều kiện thuận lợi ổn định nhất tạo niềm tin từ các doanh nghiệp.  Nhà nước có quy hoạch văn bản điều luật cụ thể, các địa phương quy hoạch mạng lưới bán lẻ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy tốt nhất tiềm lực của mình.

Thị trường bán lẻ đang đứng trước những khó khăn của quá trìnhhội nhập. Các doanh nghiệp cần thay đổi theo hướng đi mới hiện đại để phát triển sánh ngang với các tập đoàn bán lẻ các nước khu vực và thế giới

   

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Thách thức thị trường bán lẻ Việt Nam

Giới thiệu chung

Với sự hội nhập sâu rộng của nền kinh tế thì điều tất yếu là việc mở cửa thị trường trong nước. Quá trình mở cửa thị trường đem đến những cơ hội lớn từ các nguồn đầu tư nước ngoài từ cách vận hành, sự chuyên nghiệp hay nguồn vốn cực lớn nhưng cũng đặt ra những vấn đề nan giản đó là việc cạnh tranh khốc liệt. Thị trường kinh doanhbán lẻ Việt Nam cũng đứng trước những thuận lợi và khó khăn đó. Cho đến nay thịtrường bán lẻ Việt Nam tuy phát triển nhanh chóng nhưng vẫn bộc lộ những yếu kém và chưa khai thác đúng mức, sự thiếu quy hoạch đồng bộ và sự chuyên nghiệp. Sau đây là những trở ngại của thị trường bán lẻ Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thị trường bán lẻ
Thị trường bán lẻ

  • Chiếm lĩnh thị trường nội địa

Hệ thống phân phối bán lẻ trong nước chưa chiếm lĩnh được thị trường vì ở trình độ và xuất phát điểm thấp. Hệ thống siêu thị trung tâm thương mại nhỏ lẻ chưa đồng bộ. Với vốn đầu tư 120 triệu USD thì tập đoàn Metro & Carry  hoạt động với 7 siêu thị bán buôn bán lẻ chiếm lĩnh thị trường bán lẻ nước ta với giá trị bán lẻ lớn. Chưa kể những tập đoàn nước ngoài như Big C, Parkson…

  • Khó khăn về nhân lực

Nhân lực trong ngành chủ yếu là tự phát thiếu quá nhiều về kiến thức chuyên môn. Chỉ từ 4%-5% được đào tạo bài bản do đó chưa đáp ứng được tính chuyên nghiệp trong sự thay đổi thị trường bán lẻ hiện đại, chậm thay đổi tư duy trong môi trường mới và khả năng trao đổi ngoại ngữ còn kém.

  • Thiếu hụt mặt bằng kinh doanh

Mặt bằng hiện tại hầu hết không đạt chuẩn và chưa nghiên cứu hợp lý. Các nhà đầu tư từ thế giới đã tìm cách cải tạo lại các cửa hàng quan trọng trong quá trình tìm kiếm và chờ đợi mặt bằng kinh doanh chất lượng phù hợp. Nhu cầu thuê mặt bằng kinh doanh tại các thành phố lớn tăng mạnh tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng đúng mức. Nhiều trung tâm thương mại xây dựng bỏ ngỏ vì thiếu mặt bằng kinh doanh.

  • Sự cạnh tranh từ hệ thống phân phối hùng mạnh thế giới


Quá trình cạnh tranh khốc liệt, các doanh nghiệp Việt Nam đang dấn đi lên nhưng không thể phủ nhận so với thế giới vẫn còn nhiều thua thiệt. Hệ thống phân phốibán lẻ Việt Nam khó đầu tư thu lợi nhuận và mở cửa thị phần, tính hiện đại thích ứng và sự chuyên nghiệp còn thiếu. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam chưa có hướng đi và tổ chức rõ ràng, chưa quan tâm đến đội ngũ bán hàng và nghiệp vụ chuyên môn.
Thiết lập mối quan hệ giữa các hệ thống

Doanhnghiệp bán lẻ ở dạng vừa và nhỏ do đó chậm phát triển mạng lưới. Tiêu thụ hàng hoá chủ yếu hệ thống chợ, các cửa hàng bán lẻ. Mối liên kết giữa các doanh nghiệp bán lẻ chưa chặt chẽ như chuỗi siêu thị trung tâm thương mại với chuỗi truyền thống. 

Thứ Hai, 14 tháng 3, 2016

Thiết kế và quản trị kênh phân phối

Khái niệm kênh phân phối

Kênh phân phốilà hệ thống trung gian, là cầu nối đưa sản phẩm dịch vụ từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng. Kênh phân phối với hệ thống cá nhân , doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có quan hệ mật thiết với nhau tạo thành chuỗi cung ứng các sản phẩm dịch vụ có vai trò quan trọng trong quá trình đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm dịch vụ.

Hình thành quản lý kênh phân phối

Các kênh phân phối được hình thành và quản lý dựa vào đặc điểm sản phẩm dịch vụ bao gồm
  •             Kênh phân phối hàng tiêu dùng
  •             Kênh phân phối tư liệu sản xuất
  •             Kênh phân phối dịch vụ
  •             Kênh trực tiếp hay gián tiếp
Với tổ chức hoạt động gồm :
  •             Kênh truyền thống
  •             Hệ thống Marketing dọc
  •             Hệ thống Marketing ngang
  •             Hệ thống Marketing đa kênh

Thiết kế kênh phân phối :

  • Tìm hiểu nhu cầu khách hàng
  • Xác định mục tiêu yêu cầu kênh
  • Xây dựng đánh giá phương án chính của kênh
  • Lựa chọn kênh phân phối phù hợp

Kết luận 

Cuối cùng, để xây dựng kênh phân phối phải đảm bảo đúng kế hoạch, đặc điểm sản phẩm tiêu chuẩn dịch vụ và cạnh trang trên thị trường, quản lý tối hệ thống từ nơi sản xuất đến tay ngưới tiêu dùng đáp ứng nhu cầu và thu được lợi nhuận 

Phát triển thị trường bán lẻ Việt Nam

Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam

Thị trường bán lẻ Việt Nam luôn được đánh giá cao trên thế giới với sức hấp dẫn và những chính sách khuyến khích ưu đãi phát triển. Nhưng các doanh nghiệp Việt Nam lại thua ngay chính tại sân nhà. Với tiềm lực của mình, các doanh nghiệp bán lẻ có vốn đầu tư nước ngoài đang dần chiếm lĩnh thị trường và có ưu thế hơn so với doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Các doanh nghiệp trong nước tuy phát triển nhanh nhưng thiếu sự đồng bộ quy mô chiến lược và những kinh nghiệm cần thiết. Điều này đã khiến nhiều doanh nghiệp Việt khốn đốn trong thị trường bán lẻ Việt Nam.
Mặc dù quy mô ngày càng phát triển nhanh tuy nhiên đóng góp của thị trường bán lẻ vẫn không thể đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của cả nước so với xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm của nước nhà lớn hơn tổng doanh thu thị trường bán lẻ và dịch vụ thị trường trong nước.
Thực trạng thị trường bán lẻ

Thị trường bán lẻ Việt Nam thua thiệt hơn so với thế giới

Điều đó cho thấy, thị trường bán lẻ trong nước phát triển nhanh nhưng không bền vững, phụ thuộc khá nhiều vào thị trường ngoài nước và các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài. Tốc độ tăng trưởng thị trường bán lẻ rất nhanh nhưng thực sự giá trị lại thấp. Đó là thực trạng báo động với thị trường bán lẻ trong nước.
Các doanh nghiệp chưa chú trọng tới các biện pháp hiện đại trong tình hình hội nhập phát triển cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Hệ thống bán lẻ trong nước đi chậm hơn thời đại. Chúng ta mới chỉ tiếp cận những phương pháp hiện đại những năm gần đây trong khi thế giới đi trước chúng ta rất lâu. Các doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài phát triển mạng lưới rộng khắp chi phối thị trường trong nước nhưng hệ thống bán lẻ chúng ta chỉ tập trung ở khu vực thành phố lớn những nơi trọng điểm. Dân số của chúng ta chủ yếu là nông thôn với 75% nhưng chúng ta vẫn chưa khai thác được.       

Kết luận thị trường bán lẻ      


Với lợi thế doanh nghiệp Việt hiểu người tiêu dùng Việt và những chính sách khuyến khích phát triển của nhà nước. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ phát triển lấy lại được thị trường trên quê hương. 

Chủ Nhật, 13 tháng 3, 2016

Tổng quan thị trường kinh doanh phân phối thị trường bán lẻ việt nam

Tổng quan thị trường kinh doanh phân phối thị trường bán lẻ việt nam

Trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, thị trường bán lẻ Việt Nam với sự hấp dẫn vốn có là thị trường béo bở cho các nguồn đầu tư từ nước ngoài. Sự cạnh tranh gay gắt giữa những thương hiệu trong và ngoài nước.
Thêm chú thích

Thực trạng thị trường bán lẻ trong nước

Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá có tốc độ phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Với thời đại mở cửa WTO hay TTP. Tuy nhiên các doanh nghiệp trong nước lại đang gặp khó khăn ngay chính sân nhà của mình. Thị trường bán lẻ Việt Nam đã từ vị trí số 1 năm 2008 xuống vị trí thứ 6 trên danh sách xếp hạng thị trường tiềm năng và mới nổi. Việt Nam đã trở thành thị trường kinh doanh phân phối hấp dẫn với tốc độ tăng trưởng kinh tế và sức tiêu dùng nhanh và ổn định . Ngành bán lẻ đã đóng góp và GDP hàng năm của quốc gia 15% và tạo việc làm thường xuyên cho hàng triệu người lao động cả nước. Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển mạnh thị trường bán lẻ như dân số cao và trẻ, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm ở mức cao và bền vững hàng đầu thế giới, được nhà nước tạo điều kiện và các chính sách thu hút khuyến khích đầu tư từ trong và ngoài nước.

Thị trường bán lẻ mở rộng

Các doanh nghiệp đầu tư vào thị trường Việt Nam đang tăng cường thị trường và mạng lưới bán lẻ. Không chỉ chú trọng đầu tư hệ thống bán lẻ ở các thành phố trung tâm mà còn mở rộng mạng lưới ra các tỉnh thành lân cận tạo được độ phủ và sự đa dạng.

Bán lẻ hiện đại và truyền thống

Sự chênh lệch thấy rõ giữa kênh bán lẻ hiện đại và kênh bán lẻ truyền thống, mặc dù khó cân bằng trong thời gian ngắn. Cuộc cạnh tranh giữa bán lẻ hiện đại và truyền thống đã mang luồng gió mới thay đổi cho thị trường bán lẻ trong nước. Người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây cũng là điều đáng mừng của thị trường phân phối bán lẻ trong nước Kênh phân phối ngày với sứ mệnh vốn có là yếu tố quyết định sự thành công của các doanh nghiệp, lựa chọn kênh phân phối phù hợp để đưa sản phẩm từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng để đảm bảo có lợi nhất.